Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Góc nhạc GIÁNG SINH

(*Tắt nhạc nền !)

Crosby-Like Christmas

Jingle Belle

Nguồn gốc của bài hát Silent Night
"Silent night" đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm.
Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Sile34nt Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ...
Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.
Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,
Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).
Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng... Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.
Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.
Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.
Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh…
Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.

(Cóp nhặt trong một lần lang thang ở LÀNG THÔNG REO)
đinhlộc

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Tản mạn thơ xưa


Lớp 10
Sân trường ngập lá phượng vàng
bé về cúi nhặt thu vàng trên tay
tuổi hồng như thoáng mây bay
bé xin một chút heo may nhớ người !

Lớp 11
Em ngồi xoả tóc-mưa bay
mưa rơi rơi ướt vai gầy xanh xao
mưa hay nước mắt ngọt ngào ?
hình như nước mắt tan thành mưa bay !

Lớp 12
Thôi rồi lòng cứ ngẩn ngơ !
không đâu,cũng chỉ là mơ thôi mà !
tình người như khói sương bay
vừa cho ta chút mắt cay ưu phiền !

đinhlộc

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Mộng dưới trăng

Mộng dưới trăng

Ta ngồi đây nhìn ánh trăng loang vỡ
em hiện về yểu điệu dáng tiên nga
xiêm áo bay tha thướt dưới trăng ngà
ta lặng ngắm hồn mơ làm thi sĩ

Em bước đi nhẹ nhàng trong cỏ rối
hoa nép mình đón gót nhỏ em qua
ta đắm say đôi mắt mộng hư huyền
đôi môi thắm,mái tóc dài buông thả

Em nhìn ta-cả một trời êm ả
rồi ngập ngừng,em nhẹ bước lên mây
ta còn đây...trong ảo giác mê say
Cơn gió thoảng áng mây hồng tan biến !

Em vời xa trong khung trời miên viển
thôi hết rồi-hồn mộng dưới đêm trăng
gió miên mang đưa mây lướt cung hằng
ta chợt tỉnh . Và nghe buồn hiện hữu !

lớp 12
đinh lộc

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Mái tóc Phan Thị Hương

Mái tóc PTH
(Riêng tặng PTHTNM
lớp 10C2 TQC HA năm học 72-73)

Ta muốn ngủ vùi
trong tóc Hương
cho hồn mộng
thấy bóng thiên đường
tóc buồn hư ảo
đêm huyền thoại
như suối mây hồng
vương hơi sương

Ta muốn làm thơ
trong tóc Hương
Chao ơi ! vùng tóc
rũ nghê thường
buổi chiều tan học
ta ngơ ngẩn
hồn thả bềnh bồng
theo tóc Hương !
lớp 10
đinhlộc

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

Buồn ơi !

Buồn ơi !

Cuối ngày trên phố
buồn hiu
ta về cúi mặt
nghe chiều đi qua
hàng cây xõa
tóc tiên nga
trong vi vu
khúc tình ca muôn trùng !
gió theo mây
cũng ngại ngùng
con đường quen
bỗng ngập ngừng bước chân !
hong vàng sợi nắng
bâng khuâng
lặng nhìn lá úa
buồn dâng ngập hồn !

Lớp 11

Đinhlộc

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Góc nhạc chọn loc

*HÀ THANH với Những
CA KHÚC BẤT TỬ-----------------------------------------
(tắt nhạc nền để nghe)


Chiều mưa biên giới

Nụ cười sơn cước

Nhớ một chiều xuân

Ai lên xứ hoa đào

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Mắt chiều

Mắt Chiều

Buổi chiều thật hiền
như mắt người yêu
gió thổi mơn man mái tóc
yêu kiều
gót nhỏ em về
ru hồng giấc ngủ
mây bay-bay hoài ngàn năm
cô liêu !
**
Buổi chiều thật buồn
cho mắt sầu vương
sỏi đá tương tư
lá rụng ven đường
những bước chân in dấu
hằn trên cát
một thoáng qua hồn
ta ngỡ yêu thương ?

Lớp 11
đinhlộc

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Viết cho 40 năm-Trần Quý Cáp (tt)

Cũng sân
trường ấy (tt)

...Mùa hè đầu tiên ở Trần Quý Cáp đi qua,chúng tôi trở về lớp học với một sinh khí mới -lớp 11C2-thầy Phan Đình Trừng hướng dẫn.
Đứa nào trong chúng tôi trông cũng lớn phổng ra.Con trai chững chạc hơn.Con gái duyên dáng hơn.Lớp học thân tình hơn.Các trò nghịch ngợm của những cô bé, cậu bé lớp 10 không còn nữa...Những buổi học trên lầu,giờ ra chơi-con gái chúng tôi "gieo cầu bằng lá phượng "-mà những chiếc lá phượng vàng bé tí teo ấy có bao giờ lại vướng tóc con trai ? Giờ ra chơi-con trai tập tành hút thuốc lá,hay "đứng ngẩn trông vời" theo một chiếc "áo tiểu thư" nào đó trong sân trường.Có lần chợt bắt gặp những vòng khói thuốc và ánh mắt khác thường của tên bạn cùng lớp,tôi đã nghe buồn chi lạ. Chúng tôi đã bắt đầu làm người lớn rồi sao ? Và thơ tôi,cũng đã bắt đầu có chút gì nuối tiếc.
"Xin cánh chim thời gian
đừng bay về tương lai !
cho em được sống vui
cho em được bình yên
trong tháp ngà tuổi ngọc
những sáng rộn ràng chân chim tới lớp
những chiều tan trường tóc lộng áo bay
em cũng vô cùng trong bầy thiếu nữ
mắt sáng môi hồng những bước kiêu sa
..........................................
chút gì tiếc nuối qua hồn
em lo sợ lắm -tuổi hồng bay xa !
(tiếc nuối)
Những chiều mùa đông tan học,tôi đã nghe lòng thẩn thơ buồn (nhưng ...chính tôi cũng không hề biết được ...vì sao tôi buồn ! )
"Chiều buông liễu rũ ven đường
mưa rơi ngập mắt,mây vương ngập hồn
em về con dốc hoàng hôn
cổng trường khép kín,cây buồn đứng im..."
(chiều đi học về)
Tôi viết tuỳ bút "Như chiếc lá bay" để mặc niệm tuổi thơ,và để ngậm ngùi vì "đời người như một chiếc lá-xanh tươi,vàng úa,rồi lìa cành,theo gió cuốn đi rồi tan vào cát bụi..." Nhắc đến bài tuỳ bút ấy,hẳn các bạn tôi còn nhớ "Quán 11C2" ? Trại tất niên lớp chúng tôi mở quán-dĩ nhiên quán phải đắt khách hàng "dập dìu tài tử giai nhân"-Trong không khí rộn ràng của ngày trại tết-chút se lạnh của mùa đông hãy còn-nhà trường lồng vào chương trình phát thưởng văn nghệ,báo chí cho các lớp.Tập báo "Hương ngàn" của lớp 11C2 chúng tôi xếp vị thứ ba toàn trường-trong đó bài tuỳ bút "như chiếc lá bay" của tôi lại đạt giải xuất sắc,và cả hai bài thơ luật xướng họa của Đinh Lộc và Đinh thị Lộc cũng may mắn giật giải nhất về thơ.Khi tôi được gọi lên để nhận thưởng-các bạn tôi(con trai và con gái)xúi dại "đừng thèm nhận"-tôi nghe lời,nêu lí do trước ban giám khảo :"thưa thầy,ba bài của em đều đạt giải nhất,răng báo lớp em lại chỉ xếp thứ ba ? có sự vô lí ấy,nên em không nhận thưởng ". Thầy Văn Bạc Chương-đại diện BGK nhìn tôi cười bảo "Ô hay! một mình em mặc áo vàng chứ cả lớp em có mặc áo vàng đâu ?". Câu nói của thầy nghe thật ...dịu dàng (cũng cái giọng Huế ngọt...chết người !), đã làm tôi bối rối,nhìn lại mình-thì ra lúc ấy-tôi đang mặc chiếc áo len vàng ! Chúng tôi tiu nghỉu kéo nhau về "quán". và dĩ nhiên tôi phải lên nhận...hai phần thưởng .
Cuối năm 11C2 lớp chúng tôi còn thực hiện thêm một đặc san nữa để lưu niệm và tặng thầy cô-"Tuyển tập 11C2 "-Bài thơ "Tương tư chiều" của tôi cũng được lên khung báo :
"Chiều xuống sân trường rợp bóng cây
con đường tan học lá me bay
em về gió nhẹ vờn quanh tóc
áo trắng ngoan hiền như phiến mây
những bước chân non rộn phố phường
ta nhìn hoa nắng thấy tơ vương
bóng em hư ảo mờ sương khói
cho mắt học trò ta nhớ thương
những buổi chiều vàng như hôm nay
theo dấu chân hồng ta đắm say
gió đùa tóc lộng-hồn ta mộng !
ta đã mơ rồi em-có hay ?"
Có lẽ đây là "bài thơ tình" đầu tiên của tôi.Tôi đã viết bằng những xúc động thật sự của tâm hồn khi đứng nhìn bạn bè tôi (đương nhiên là bạn gái !) như đàn bướm trắng tan trường áo bay,tóc lộng-tôi yêu bạn bè-tôi yêu tôi ! Mà tôi-là-Đinh Lộc (con trai),chứ không phải là Đinh Thị Lộc-nên khi tập báo phổ biến,các anh chị các lớp khác đã tò mò đi tìm hiểu..."cái thằng Đinh Lộc 11C2 là thằng nào ?" làm chúng tôi được một pha... cười bò ra !...
(còn tiếp)
đinhlộc